Chùa Một Cột không chỉ là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là biểu tượng của trí tuệ, lòng nhân ái và sự thanh tịnh trong tâm hồn con người. Hình ảnh đóa sen vươn lên từ bùn lầy nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp thuần khiết là biểu tượng của sự vượt khó, kiên trì và lòng tin vào điều tốt đẹp
Chùa Một Cột hay còn được gọi với những cái tên khác như Chùa Mật, Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài, thuộc khu di tích tại Quân Ba Đình, thành phố Hà Nội, là một ngôi chùa sở hữu cấu trúc kiến trúc độc đáo, một công trình kiến trúc sáng tạo với nhiều biểu tượng văn hóa, nghệ thuật, đậm nét tinh hoa dân tộc. Hiện nay, Chùa Một Cột là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội đối với du khách nước ngoài.
Nhờ mang vẻ đẹp có một không hai, chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc, văn hóa và lịch sử quý báu mà ngôi chùa trở thành nguồn cảm hứng và được khắc họa trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó không thể không kể đến tranh thêu tay với các mẫu mã tranh thêu Chùa Một Cột vô cùng đa dạng.
Chùa Diên Hựu bắt đầu xây dựng vào tháng Mười (âm lịch), năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Trong năm 1105, vua Lý Nhân Tông cải tạo và mở rộng chùa để trở thành một quần thể kiến trúc rộng lớn ứng với hồ Linh Chiểu và thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột.
Nét độc đáo của Chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được thiết kế chỉ có một gian đặt trên một cột trụ lớn, có lẽ cũng chính vì vậy mà cái tên chùa Một Cột ra đời. Chùa khá nhỏ so với nguyên mẫu ban đầu với kích thước hình lập phương, mỗi chiều 3 mét, mái cong, dựng trên một cột đá hình trụ cao 4 mét với đường kính là 1,2 mét.
Mặc dù quy mô của chùa là không lớn nhưng nó lại mang một vẻ đẹp độc đáo. Chùa nổi trên mặt hồ là nhờ vào một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ. Nhìn sơ qua thì thấy đây là một công trình không chắc chắn, tuy nhiên, những cột chống chéo lớn từ cột đến sàn kết hợp với đường lượn của mái như cánh sen tạo cho ngôi chùa một hình thế vững chắc và đạt hiệu quả thẩm mỹ cực kỳ cao.
Chùa Một Cột gắn liền với lịch sử thủ đô Hà Nội và từ lâu cũng đã trở thành biểu tượng của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ngoài ra, Chùa còn là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo nào, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm và các cột hình tròn đại diện cho dương. Hình ảnh của chùa là đại diện của sự hòa hợp giữa âm với dương, giữa đất và trời. Vẻ đẹp của nó không chỉ có vẻ uy nghi cổ kính mà còn toát lên cả phong thái thanh lịch, nhẹ nhàng, an yên của cõi Phật.
Tranh thêu tay chùa Một Cột được sáng tạo trên một khung cảnh hư thực thực hư cùng với những đóa sen hồng tô điểm cho cảm giác thanh cao của kiến trúc, hòa với trời nước và màu xanh của thiên nhiên. Tranh thêu tay Chùa Một Cột đặt trong phòng khách giúp gia chủ rũ sạch mọi phiền ưu, giúp tâm hồn thư thái, dễ chịu, tránh xa chốn thị phi, xô bồ để trở về với nơi thanh tịnh, yên bình và an yên.